Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức vay ngang hàng (hay gọi tắt là P2P Lending) ngày càng phổ biến và dần trở thành xu hướng trên thị trường toàn cầu. Hình thức vay này không chỉ mang lại lợi ích cho người đi vay và người cho vay mà còn thúc đẩy sư phát triển của thị trường tài chính, đặc biệt là tín dụng.
Tuy nhiên, hiện nay, nhiều khách hàng vẫn chưa nắm rõ P2P Lending là gì? Lợi ích mà hình thức này mang lại ra sao? Đâu là các công ty cho vay ngang hàng uy tín để tin cậy? Do đó, ngay bài viết sau đây Vaysieutoc.vn sẽ chia sẻ mọi thông tin liên quan đến thuật ngữ P2P Lending để quý khách nắm rõ.
P2P Lending là gì?
P2P Lending là tên gọi tắt của Peer to Peer Lending – Cho vay ngang hàng. Đây là hình thức giúp người đi vay được kết nối trực tiếp các đơn vị cho vay trên nền tảng trực tuyến, mà không cần thông qua bất kỳ ngân hàng hay đơn vị tài chính trung gian nào.
Hình thức cho vay ngang hàng ra đời vào năm 2005 tại Anh trên nền tảng Zopa. Sau đó làn rộng ra và phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hiện nay, có rất nhiều công ty thành công với mô hình cho vay ngang hàng này. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến như Lending Clucb, Fuding Circle, PPdai….
Tại Việt Nam, lĩnh vực cho Vay P2P Lending cũng phát triển vô cùng mạnh mẽ và đang trở thành xu hướng mới trên thị trường tài chính Việt Nam. Tính đến nay, Việt nam đã có hơn 40 công ty P2P Lending đang hoạt động mặc dù hình thức này chỉ mới du nhập vào Việt nam trong những năm gần đây mà thôi.
Cơ chế hoạt động của P2P Lending
Thông qua website/ ứng dụng cho vay ngang hàng, người đi vay và người cho vay sẽ được kết nối với nhau để đáp ứng nhu cầu tài chính của mình. Cơ chế hoạt động cụ thể của hình thức này như sau:
1/ Người vay sẽ đưa ra đề xuất nhu cầu vay vốn: Hạn mức vay, lãi suất mong muốn, thời hạn vay
2/ Nhà cung cấp dịch vụ P2P Lending sẽ cân nhắc, đánh giá điểm tín dụng dựa vào hồ sơ vay mà người vay cung cấp. Thực hiện xếp hồ sơ đã duyệt vào các hạng mức xếp theo mức độ rủi ro. Cuối cùng sẽ tính toán đưa ra mức lãi suất vay hợp lý cho khách hàng và đăng tải lên trang web của nhà cung cấp
3/ Người cho vay (nhà đầu tư) sẽ thực hiện mở tài khoản trên các website của nhà cung cấp dịch vụ. Tiếp đến tìm kiếm cơ hội đầu tư bằng các lựa chọn các đơn hàng (hồ sơ của người đi vay) có lãi suất và mức độ rủi ro phù hợp yêu cầu của mình trên trang web của nhà cung cấp dịch vụ.
4/ Khi nhà đầu tư đồng ý tài trợ khoản vay, sẽ có một ngân hàng đối tác thẩm định và đứng ra thu xếp. Ngân hàng đối tác này sẽ bán một loại chứng chỉ cho nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến khoản vay. Cùng lúc đó, nhà cung cấp dịch vụ bán chứng chỉ này cho nhà đầu tư để nhà đầu tư đồng ý tài trợ cho khoản vay đã được xác định.
5/ Tiền vay sẽ được chuyển vào tài khoản của người vay và ngân hàng đối tác.
6/ Nhà cung cấp dịch vụ nhận phí dịch vụ (Thông thường tính bằng % của khoản vay) từ người đi vay và người cho vay.
7/ Khi khoản vay đáo hạn, người đi vay hoàn trả và nhà đầu tư nhận lại gốc và lãi trên cơ sở chứng chỉ mà họ nắm giữ.
Lợi ích của hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending)
Các hoạt động cho vay theo hình thức P2P lending hiện đang được phát triển quy mô lớn tại nhiều quốc gia hiện nay. Sở dĩ có được điều này là nhờ bởi các lợi ích tuyệt vời mà hình thức vay này mang lại. Không chỉ người đi vay mà cả người cho vay cũng hưởng được ích lợi hình thức cho vay ngang hàng này. Nếu bạn muốn nắm rõ hình thức vay này mang lại ích lợi gì cho mình thì hãy theo dõi ngay sau đây:
Đối với người đi vay
Lựa chọn hình thức vay ngang hàng, người vay vốn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Nổi bật nhất đó là người đi vay sẽ được giảm chi phí lãi suất. Bởi vì dịch vụ P2P Lending được cung cấp hoạt động trên nền tảng Fintech – Đây là nền tảng giúp giảm thiểu các chi phí cho xây dựng mạng lưới phân phối và hoạt động so với các kênh truyền thống. Vì thế, lãi suất vay của hình thức này cũng thấp hơn so với các kênh cho vay truyền thống, tạo lợi ích cho khách hàng.
Bên cạnh lãi suất thấp, người đi vay còn được hưởng các tiện ích khác của hình thức vay ngang hàng này. Cụ thể:
- Không cần phải đi đến quầy giao dịch để đăng ký vay, khách hàng có thể thực hiện vay ngay trên điện thoại smartphone của mình
- Mức vay linh hoạt, lãi suất thấp.
- Thủ tục đơn giản, không cần nhiều giấy tờ rườm rà.
- Thời gian duyệt hồ sơ và giải ngân nhanh chóng.
Đối với người cho vay
- Với người cho vay, thông qua hình thức vay P2P Lending, nguồn tiền nhàn rỗi sẽ được tối ưu hoá, mang lại nguồn thu nhập cho các nhà đầu tư.
- Lãi suất vay ngang hàng của P2P Lending lên đến 20%/ năm, cao hơn so với mức lãi suất ngân hàng. Nhờ vậy, các nhà đầu tư có thể nhận mức thu nhập hấp dẫn từ các khoản tiền nhàn rỗi của mình.
- Hệ thống công nghệ hiện đại, chỉ cần thiết bị thông minh có kết nối wifi, các hoạt động cho vay sẽ trở nên dễ dàng.
Rủi ro tiềm ẩn khi tham gia mô hình vay P2P Lending
Bất kỳ mô hình cho vay nào cũng có mặc ưu điểm và hạn chế. Bên cạnh, các lợi ích mang lại thì mô hình cho vay P2P Lending cũng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là một số rủi ro sẽ thường gặp nhất khi sử dụng mô hình vay tiền này.
Rủi ro về mặt pháp lý: Hiện nay còn khá nhiều quốc gia chưa công nhận tính pháp lý của mô hình cho vay tiền ngang hàng này. Đặc biệt tại Việt Nam, hành lang pháp lý hay quy định cụ thể với hình thức vay tiền P2P Lending này vẫn còn chưa rõ ràng. Vì thế, khách hàng cần nên thận trọng khi sử dụng.
Rủi ro mất vốn hoặc trả chậm: Không có bảo hiểm an toàn như các kênh cho vay uy tín khác, do đó, các khoản vay của nhà đầu tư rất dễ rơi vào trường hợp bị mất hoặc bị trả chậm nếu người đi vay rơi vào tình trạng không thể vay tiền.
Rủi ro về thanh khoản: Các khoản vay ngang hàng chỉ được hoàn trả tiền khi đến hạn. Không thể hủy ngang hợp đồng trong thời gian cho vay và đi vay.
Rủi ro về vận hàng hệ thống: P2P Lending hoạt động chủ yếu nhờ vào sự phát triển công nghệ, vì thế khi phần mềm bị sập hoặc ngừng hoạt động thì mức độ rủi ro sẽ rất cao. Nếu như thị trường không hoạt động trong khuôn khổ pháp lí thì nhà đầu tư sẽ có thể gặp nguy cơ mất trắng tiền vốn.
Rủi ro về đạo đức: Nhà đầu tư nập mờ với vai trò của mình có thể gây ra hậu quả nghiệm trọng với người đi vay.
Top #4 công ty cung cấp dịch vụ P2P Lending uy tín tại Việt Nam
P2P Lending không chỉ giúp gia tăng giá trị số vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư mà còn giúp giải quyết các nhu cầu vay của người dân một cách nhanh chóng và minh bạch. Vì thế, càng ngày càng nhiều người lựa chọn sử dụng hình thức vay ngang hàng này.
Hiện nay rất nhiều công ty cung cấp nền tảng P2P Lending xuất hiện trên thị trường để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng. Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng uy tín để khách hàng có thể tin cậy. Nếu bạn vẫn chưa biết nên chọn đơn vị nào, bạn có thể tham khảo một số đơn vị uy tín được vaysieutoc giới thiệu sau đây.
Tima
Tima là một trong những công ty tài chính đầu tiên cung cấp nền tảng công nghệ cho vay ngang hàng (P2P Lending) uy tín tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2015, nhưng đến năm 2016, Tima mới bắt đầu dịch vụ tư vấn và kết nối tài chính, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính đơn giản, tin cậy và nhanh chóng đến khách hàng.
Trong quá trình phục vụ khách hàng, Tima luôn minh bạch trong mọi hoạt động, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho người vay và người cho vay. Bên cạnh đó, công ty còn không ngừng hợp tác với các đối tác uy tín để nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Cụ thể như ký kết hợp đồng chiến lược với công ty bảo hiểm Vietinbank Inurance để bảo vệ khoản vay của khách hàng khi gặp rủi ro ngoài ý muốn. Hay ký kết với ngân hàng Nam Á để nâng cao tính minh bạch và đảm bảo số tiền của người đi vay được tách bạch với tài chính của công ty.
Thủ tục vay tại Tima khá đơn giản, không cần chứng minh tài sản, không cần người bảo lãnh. Chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi được duyệt vay thành công, các khách hàng sẽ nhận được tiền giải ngân cho khoản vay của mình.
Lendbiz
Lendbiz cũng là một trong những công ty tài chính nổi tiếng hoạt động theo hình thức P2P Lending tại Việt Nam. Đơn vị này như một cầu nối trung gian giúp người có nhu cầu vay và người có nguồn tiền nhàn rỗi muốn đầu tư được kết nối với nhau.
Lendbiz chủ yếu hướng đến dịch vụ hỗ trợ gọi vốn cho các hộ kinh doanh/ doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn trực tiếp từ các nhà đầu tư. Vì thế, số vốn đầu tư tại Lendbiz khá cao. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư là từ 15% đến 20%/năm. Hàng tháng, nếu liên tục đầu tư, nhà đầu tư sẽ nhận được thêm 1.47%/ năm.
Lendbiz được đánh giá cao nhờ thủ tục xét duyệt hồ sơ nhanh chóng. Một số sản phẩm dịch vụ không cần phải báo cáo tài chính, chứng minh tài sản. Bên cạnh đó, Lendbiz còn tạo ra nhiều khoản vay ưu đãi dành cho các đối tượng khách hàng đặc biệt.
Hiện nay, Lendbiz là một trong những sàn giao dịch nổi tiếng được nhiều người biết tới. Rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng đã gọi vốn thành công qua Lendbiz như Masterchef, Denim… Vì thế, khách hàng có thể an tâm khi lựa chọn Lendbiz là nơi đầu tư hoặc vay vốn của mình.
Fiin Credit
Công ty CP đổi mới công nghệ tài chính Fiin (gọi tắt là Fiin Credit) là một trong những đơn vị tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực tài chính số tại Việt Nam.
Fiin Credit được thành lập từ năm 2018 với sản phẩm đầu tiên là ứng dụng kết nối tài chính số – Đây là ứng dụng kết nối người vay và người cho vay thông qua mô hình P2P Lending. Không chỉ dừng lại ở đó, sau từ 1 đến 2 năm phát triển, Fiin Credit còn tiếp tục cải tiến phát triển và cho ra mắt nhiều sản phẩm dịch vụ tiêu dùng tiện ích phục vụ khách hàng. Nổi bật nhất phải kể đến các dịch vụ như: ứng dụng tiền tiêu dùng (năm 2019) và Ứng lương tiêu dùng và vay tiểu thương (Năm 2020), vay tiền online, đầu tư online, vay thanh toán trả góp.
Fiin Credit được đánh giá là một hệ thống tài chính số toàn diện chuyên cung cấp các giải pháp tài chính số an toàn, minh bạch và tối ưu cho người dùng. Đến với Fiin Credit khách hàng sẽ có thể giải quyết nỗi lo tài chính, tăng thu nhập thụ động và đẩy lùi các hoạt động tín dụng đen.
Ứng dụng Fiin được áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI và dữ liệu lớn BIG data. Do đó, việc thẩm định hồ sơ tại công ty là hoàn toàn tự động, khiến thời gian duyệt vay hồ sơ trở nên nhanh chóng. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại còn giúp người cho vay còn có thể quản lý dòng tiền của mình 24/7 thông qua ứng dụng trên điện thoại.
Với nhiều tiện ích mang lại, đến nay Fiin được rất nhiều người sử dụng, tin cậy. Minh chứng đó là Fiin Credit đã sở hữu hơn 900.000 người dùng và xây dựng hơn 6000 đối tác doanh nghiệp. Ngoài ra, trong 2 năm liên tiếp còn nhận được bình chọn “Top 10 thương hiệu uy tín hàng đầu tại Việt Nam”
Vaymuon
Vaymuon là sàn giao dịch sử dụng công nghệ tiên tiến để kết nối nhu cầu của người vay và nhà đầu tư bằng cách cung cấp cho người vay mức giá tốt nhất, đồng thời giúp nhà đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất.
Đến với vaymuon, khách hàng sẽ được hưởng trọn vẹn các ưu điểm hấp dẫn sau:
- Được mở tài khoản online nhanh chóng, không cần đi đâu phiền phức
- Vaymuon cam kết bảo lãnh 100% khoản vay của khách hàng
- Việc nạp tiền rút tiền của các nhà đầu tư khá thuận lợi và nhanh chóng nhờ kết nối tài khoản đầu tư và tài khoản ví điện tử Vimo
- Đầu tư tự động với số tiền lên đến 50 triệu đồng.
- Tỷ suất lợi nhuận cao từ 12% đến 20%/ năm
Cơ chế hoạt động của Vay mượn rất đơn giản. Người đi vay sẽ gửi yêu cầu vay và đăng ký khoản vay. Vaymuon sẽ dựa vào yêu cầu của người vay, sau đó đánh giá tín nhiệm và giới thiệu người vay đến các nhà đầu tư.
Thông qua website vaymuon.vn, bên cho vay là các nhà đầu tư sẽ quyết định cho những người đi vay mượn một khoản tiền nhất định với hạn mức từ 1 triệu đến 10 triệu đồng theo hình thức tín chấp. Nhà đầu tư sẽ được hưởng lãi suất khoản vay theo thỏa thuận với người vay tại từng thời điểm.
Trên đây là mọi thông tin chi tiết về hình thức vay ngang hàng – P2P Lending. Hy vọng quý khách sẽ hiểu rõ hơn P2P Lending là gì cũng như nắm rõ đâu là các công ty P2P lending uy tín tại Việt Nam. Chúc quý khách có thể lựa chọn được hình thức vay vốn phù hợp nằm giải quyết nhanh chóng các phát sinh về tài chính trong cuộc sống.