Bảo hiểm khoản vay là gì? Có bắt buộc mua không?

Bảo hiểm khoản vay

Mỗi ngân hàng hay công ty tài chính khi tư vấn khoản vay tín dụng cho khách hàng đều sẽ đề cập đến “bảo hiểm khoản vay”. Để hiểu rõ hơn “bảo hiểm khoản vay là gì? Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không? Có được trả lại tiền bảo hiểm khoản vay hay không? Mời các bạn đọc bài viết dưới đây!

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay là một gói bảo hiểm được sử dụng cho các gói vay tín dụng. Mục đích của bảo hiểm khoản vay nhằm đảm bảo số tiền vay vẫn được trả đầy đủ khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (người vay không có khả năng chi trả; người vay không may bị bệnh, bị tai nạn qua đời hoặc mất năng lực hành vi dân sự,…).

Khi khách hàng đến vay vốn, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ tư vấn và hướng dẫn khách mua bảo hiểm khoản vay được cung cấp bởi một bên thứ ba là công ty bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm này sẽ do ngân hàng thụ hưởng và khi có trường hợp không mong muốn xảy ra với người đi vay, số tiền vay còn lại sẽ do bên bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Có thể nói, bảo hiểm khoản vay là một biện pháp rất tốt nhằm bảo đảm khoản vay cũng như quản lý giám sát tài sản bảo đảm của khoản vay. Từ đó, giúp ngân hàng có điều kiện đảm bảo để việc giải ngân khoản vay được tiến hành một cách dễ dàng, nhanh chóng.

Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc mua không?

Về mặt lý thuyết thì bảo hiểm khoản vay không bắt buộc mua vì đây là một dịch vụ tự nguyện, khách hàng có thể lựa chọn mua hoặc không mua gói bảo hiểm này. Theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định đối với hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì không có quy định bắt buộc về việc khách hàng phải mua bảo hiểm khoản vay. Theo đó, đây chỉ là việc thỏa thuận tự do  giữa khách hàng và ngân hàng. 

Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc mua không
Khách hàng có thể lựa chọn mua hoặc không mua bảo hiểm khoản vay

Tuy nhiên, trên thực tế, tùy vào từng ngân hàng sẽ có những quy định riêng về việc mua bảo hiểm khoản vay. Hơn nữa, đặc điểm của các gói vay tín dụng là tính rủi ro cao, ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể bị mất trắng khoản vay nếu người vay mất khả năng thanh toán. Do đó, bảo hiểm khoản vay là một phương thức đảm bảo an toàn khoản vay cho ngân hàng và tổ chức tài chính. 

Mặt khác, đối với khách hàng, bảo hiểm khoản vay sẽ giúp việc giải ngân của ngân hàng trở nên dễ dàng hơn, đồng thời, bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi họ không thể thực hiện được nghĩa vụ trả nợ khoản vay cho ngân hàng khi gặp các tình huống bất khả kháng. Hơn nữa, nếu chẳng may xảy ra sự kiện bảo hiểm, người vay cũng như người nhà của họ không cần lo lắng gánh nặng về khoản vay còn lại vì lúc này, bên bảo hiểm sẽ thay họ chịu trách nhiệm chi trả nốt số tiền phải thanh toán còn lại.

Tương tự như việc pháp luật quy định bảo hiểm bắt buộc đối với một số tài sản như Bảo hiểm cháy nổ (theo Nghị 23/2018/NĐ-CP), Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (theo Thông tư 22/2016/TT-BTC),… thì việc cần có những bảo hiểm đối với tài sản đảm bảo khi vay thế chấp hoặc đối với khoản vay tín dụng tại các ngân hàng/ tổ chức tín dụng là điều đương nhiên. 

Cách tính phí bảo hiểm khoản vay? 

Thông thường, số tiền bảo hiểm khoản vay mà khách hàng phải đóng là 5% – 6% trên số tiền gốc của khoản vay tín chấp tại ngân hàng mà khách hàng đã đăng ký.

Ví dụ: Khách hàng đăng ký vay 50 triệu đồng tại ngân hàng và bảo hiểm khoản vay là 6%  thì số tiền phải đóng là: 6% x 50.000.000 = 3.000.000 VNĐ

Như vậy, khi bạn đăng ký vay tín chấp tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng thì khoản tiền bạn nhận được từ giải ngân sẽ là số tiền gốc mà bạn đăng ký vay trừ đi số tiền bảo hiểm khoản vay. Ngoài ra cũng có một số ngân hàng/tổ chức tín dụng đồng ý giải ngân đầy đủ số tiền mà khách hàng đăng ký vay. Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải đóng thêm phí bảo hiểm khoản vay khi đăng ký vay. 

Chẳng hạn như:

Trường hợp 1: Khách hàng vay tín chấp tại ngân hàng/tổ chức tín dụng với số tiền là 60 triệu và trích lại 5% tiền bảo hiểm khoản vay thì số tiền thực tế khách hàng được giải ngân sẽ là: 60.000.000 – (5% x 60.000.000) = 57.000.000 VNĐ

Trường hợp 2: Khách hàng Khách hàng vay tín chấp tại ngân hàng/tổ chức tín dụng với số tiền là 60 triệu, bảo hiểm khoản vay 5% và khách hàng muốn nhận toàn bộ số tiền này thì sẽ phải đóng thêm cho bên cho vay số tiền bảo hiểm khoản vay là: 5% x 60.000.000 = 3.000.000 VNĐ

Có được trả lại tiền bảo hiểm khoản vay không?

Bảo hiểm khoản vay nhằm đảm bảo chi trả cho khoản vay của khách hàng tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Nếu khách hàng xảy ra sự kiện bảo hiểm như đã nhắc ở phần đầu thì bên bảo hiểm sẽ phải chi trả nốt khoản vay, do đó, số tiền bảo hiểm khoản vay không được trả lại trong trường hợp này.

Số tiền bảo hiểm khoản vay sẽ được trả lại trong một số trường hợp sau:

TH1: Trả lại tiền bảo hiểm khoản vay khi xảy ra sự kiện bảo hiểm:

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm nhưng số tiền dư nợ còn lại của người vay nhỏ hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải chi trả cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Tiền bảo hiểm khoản vay sẽ được trả lại cho bên cho vay trước để thanh toán hết dư nợ của khoản vay, sau đó nếu còn thừa thì sẽ được trả lại cho người vay.

TH2: Trả lại tiền bảo hiểm khoản vay khi hết thời hạn hợp đồng: 

Khi việc chi trả khoản vay được hoàn thành thì hợp đồng bảo hiểm khoản vay cũng tự động chấm dứt. Đa số khách hàng sẽ được thanh toán một phần số tiền phí bảo hiểm khoản vay đã đóng.

TH3: Trả lại tiền bảo hiểm khoản vay trong thời gian hợp đồng vay vốn còn thời hạn nếu: 

  • Khách hàng mua bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng: lúc này, bên cung cấp bảo hiểm khoản vay sẽ hoàn trả 70% phí bảo hiểm của thời hạn còn lại của hợp đồng vay vốn cho người mua bảo hiểm.
  • Bên cung cấp bảo hiểm khoản vay yêu cầu chấm dứt hợp đồng: trường hợp này, bên bảo hiểm phải hoàn lại 100% phí bảo hiểm của thời hạn còn lại của hợp đồng vay vốn cho khách hàng mua bảo hiểm.

Tổng kết

Tóm lại, bảo hiểm khoản vay là một khoản phí đảm bảo số tiền vay vẫn được trả đầy đủ cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Số tiền còn lại của khoản vay này sẽ do bên bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả. Do đó, khoản phí này sẽ giúp cho khoản vay tín dụng của bạn nhanh chóng được chấp thuận và giải ngân dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nó cũng khiến bạn phải mất thêm 1 khoản tiền từ 5-6% số tiền bạn muốn vay.

Bảo hiểm khoản vay không bắt buộc phải mua theo quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Số tiền bảo hiểm khoản vay sẽ không được trả lại hoặc có thể được trả lại nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp mà Vaysieutoc.vn đã liệt kê ở phần trên.. 

Hy vọng nội dung trong bài viết vừa rồi đã mang đến cho quý độc giả những thông tin hữu ích và giúp các bạn hiểu rõ hơn Bảo hiểm khoản vay là gì? Phí bảo hiểm khoản vay được tính như thế nào? Bảo hiểm khoản vay có bắt buộc không? Có được trả lại tiền bảo hiểm khoản vay không?…

Cảm ơn độc giả đã theo dõi bài viết!

5/5 - (2 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận