Giải ngân là gì? Giải ngân khi vay vốn cần những thủ tục gì?

Giải ngân là gì

Giải ngân là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành tài chính – ngân hàng. Giải ngân được hiểu đơn giản là hành động trao tiền của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho người đi vay theo hợp đồng đã thỏa thuận. Ngoài ra, thuật ngữ giải ngân cũng được sử dụng trong các doanh nghiệp để chỉ việc chi tiền của doanh nghiệp cho một hoạt động/dự án nào đó. 

Tuy nhiên, ở bài viết hôm nay, chúng ta chỉ bàn đến giải ngân trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Mời độc giả theo dõi nội dung dưới đây để biết được: giải ngân là gì? Có những hình thức giải ngân nào? Thủ tục giải ngân gồm những bước nào? Cần lưu ý gì trong giải ngân khi vay vốn?

Giải ngân là gì?

Giải ngân là một bước quan trong trong quá trình vay vốn. Theo đó, giải ngân chính là việc trao một khoản tiền từ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho cá nhân hoặc tổ chức khác theo một hợp đồng đã được thỏa thuận giữa các bên. Quá trình giải ngân có thể hoàn tất trong 1 lần hoặc chia làm nhiều lần (tùy theo thỏa thuận giữa bên vay vốn và bên cho vay). Nguồn vốn giải ngân cũng có thể được trao theo nhiều hình thức khác nhau như: trao tiền mặt, chuyển khoản, ghi séc, thẻ tín dụng, phiếu mua hàng,… 

Quá trình giải ngân sẽ diễn ra sau khi hồ sơ vay vốn được xét duyệt, hợp đồng vay vốn được ký kết. Đối với bên cho vay, có trách nhiệm và nghĩa vụ giải ngân đúng số tiền, đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn. Đối với người đi vay, việc nhận giải ngân kết thúc cũng đồng nghĩa với việc hoàn tất quá trình đi vay vốn. Trách nhiệm và nghĩa vụ tiếp theo của người đi vay sẽ là trả các khoản tiền lãi và gốc theo định kỳ, thực hiện đúng những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng vay vốn. 

Có những hình thức giải ngân nào?

Tùy vào phương thức làm việc của từng ngân hàng hay tổ chức tín dụng mà sẽ có những hình thức giải ngân phù hợp. Tuy nhiên, có hai hình thức giải ngân được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là giải ngân phong tỏagiải ngân không phong tỏa.

các hình thức giải ngân
Có hai hình thức giải ngân được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa.

Giải ngân phong tỏa

Giải ngân phong tỏa là hình thức giải ngân được sử dụng khi có một bên mua đi vay ngân hàng để trả cho bên bán. Khi đó, ngân hàng sẽ trao số tiền mà người mua vay vào tài khoản của người bán. Tuy nhiên, tài khoản này sẽ tạm thời bị phong tỏa (tạm khóa), người bán sẽ không thể rút hoặc thực hiện bất cứ giao dịch nào với số tiền này cho đến khi người mua hoàn tất các thủ tục sang tên tài sản tại cơ quan có thẩm quyền.

Giải ngân phong tỏa được áp dụng đối với trường hợp khách hàng vay vốn nhằm mục đích mua đất, mua nhà, mua xe hoặc mua các sản phẩm có giá trị cao.

Hình thức giải ngân phong tỏa được đánh gái là hình thức giải ngân an toàn đối với cả ngân hàng và người đi vay. Bởi lẽ, giải ngân phong tỏa nhằm đảm bảo cho ngân hàng không bị thất thoát khoản vay, cũng chắc chắn rằng người mua sẽ được sang tên tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

Giải ngân không phong tỏa

Giải ngân không phong tỏa được hiểu ngược lại với giải ngân phong tỏa. Có nghĩa là, sau khi hoàn tất quá trình giải ngân, người đi vay (người mua) sẽ nhận được tiền giải ngân vào tài khoản của người bán và người bán có thể lập tức rút số tiền đó ra sử dụng.

Giải ngân không phong tỏa thường được sử dụng trong trường hợp bên bán cần sử dụng khoản tiền gấp, không cần đợi các thủ tục sang tên tài sản cho bên mua hoàn tất như quy trình thông thường.

Tuy nhiên, giải ngân không phong tỏa không được sử dụng rộng rãi, bởi tính thiếu an toàn của nó, nhất là đối với các ngân hàng. Trong trường hợp này, khoản vay không được đảm bảo, ngân hàng rất dễ bị thất thoát khoản vay mà người mua thì có thể gặp phải trục trặc trong quá trình làm thủ tục sang tên tài sản. Trong khi đó, người bán đã nhận được hết các khoản tiền mà không gặp phải vấn đề gì. 

Giải ngân không phong tỏa thường ít được khuyến khích sử dụng hơn giải ngân phong tỏa. Do đó, các ngân hàng chỉ áp dụng hình thức giải ngân này trên một số chi nhánh hoặc đối với các khoản vay nhỏ. Bên cạnh đó, để hạn chế rủi ro, các ngân hàng còn đặt ra một số điều kiện đối với người vay và sẽ thu một khoản phí khác tương tự như phí bảo hiểm khoản vay.

Hồ sơ giải ngân khi vay vốn cần những gì?

Để quá trình vay vốn và giải ngân diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng, người vay cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay vốn với các giấy tờ sau:

Hồ sơ pháp lý

Các giấy tờ tùy thân bao gồm: CMND/CCCD, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Hồ sơ chứng minh tài chính 

Các loại giấy tờ chứng minh thu nhập bao gồm: 

  • Hợp đồng lao động còn thời hạn.
  • Bảng lương, sao kê lương (với nguồn thu từ lương).
  • Giấy tờ chứng minh sở hữu, chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê (với nguồn thu từ cho thuê tài sản).
  • Giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn (với nguồn thu từ kinh doanh).

Hồ sơ tài sản đảm bảo

  • Nếu tài sản đảm bảo là bất động sản: cần cung cấp sổ đỏ, sổ hồng.
  • Nếu tài sản đảm bảo là xe: cần cung cấp Giấy đăng ký xe.

Hồ sơ mục đích sử dụng vốn 

Tùy vào mục đích sử dụng vốn mà người vay cần cung cấp các giấy tờ phù hợp như: 

  • Với mục đích mua nhà đất, mua xe: cần cung cấp hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc, thông báo nộp tiền.
  • Với mục đích xây  sửa nhà: cần cung cấp bản dự toán xây sửa nhà, dự toán chi phí.
  • Với mục đích kinh doanh: cần cung cấp giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, nhu cầu vốn tương lai.

Hồ sơ giải ngân khi vay vốn

Quy trình giải ngân khi vay vốn

Để được giải ngân khi vay vốn ngân hàng, người vay cần phải hoàn tất các thủ tục với 5 bước quan trọng sau:

Bước 1: Đăng ký hồ sơ, kê khai và xác nhận thông tin

Chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ đã liệt kê ở phần trên, điền đầy đủ các thông tin vào bản đăng ký và nộp tại ngân hàng/tổ chức tài chính. 

Sau khi nhận được đăng ký từ người vay, nhân viên ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ tiến hành xác thực những thông tin mà người mua cung cấp.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ, tiến hành thủ tục vay vốn

Người vay chuẩn bị đầy đủ 4 loại hồ sơ đã nói ở phần trước, sau đó nộp cho phía ngân ngân hàng/tổ chức tài chính để tiến hành các thủ tục vay vốn tiếp theo. 

Bước 3: Thẩm định hồ sơ

Để quyết định có phê duyệt khoản vay của khách hàng hay không, ngân hàng/tổ chức tài chính cần tiến hành xác minh tính chính xác của các thông tin,giấy tờ mà khách hàng cung cấp. Đồng thời, thẩm định hồ sơ của khách hàng có phù hợp với điều kiện được vay vốn hay không. Để đánh giá chính xác được điểm này, nhân viên ngân hàng/tổ chức tài chính sẽ có những câu hỏi phù hợp dành cho khách hàng đi vay. 

Đối với các hồ sơ vay vốn thiếu thông tin hoặc giấy tờ cần thiết, ngân hàng/tổ chứng tài chính sẽ trả lại người vay và yêu cầu bổ sung hồ sơ. 

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi đạt yêu cầu thẩm định của nhân viên ngân hàng/tổ chức tài chính, hồ sơ vay vốn của người vay sẽ được chuyển lên cấp cao thẩm định lần cuối và quyết định việc phê duyệt khoản vay. 

Nếu hồ sơ đạt được yêu cầu của cấp cao các bên cho vay thì khoản vay sẽ được phê duyệt.

Bước 5: Giải ngân

Giải ngân là bước cuối cùng của quy trình vay vốn. Sau khi hoàn tất các thủ tục trước đó, khoản tiền vay sẽ được ngân hàng/tổ chức tài chính giải ngân theo đúng hợp đồng đã ký kết với người vay.

Tùy vào tính chất của từng hồ sơ vay vốn mà thời gian giải ngân có thể diễn ra nhanh chóng trong 1 – 2 ngày hoặc lâu hơn (đối với những hồ sơ phức tạp). Đồng thời, việc giải ngân có thể diễn ra trong một lần hoặc nhiều lần tùy vào thỏa thuận của từng hợp đồng vay vốn.

Những lưu ý quan trọng trong giải ngân khi vay vốn

Để quy trình vay vốn hoàn tất nhanh chóng và nhận được giải ngân, người vay cần phải lưu ý những điều quan trọng sau:

  • Tìm hiểu kỹ về hợp đồng vay vốn, các điều kiện, thủ tục, các điều khoản hợp đồng,… Hiểu rõ mọi vấn đề liên quan đến khoản vay, đặc biệt là khoản tiền nhận được, lãi suất, kỳ hạn, các loại phí dịch vụ và phí phạt (nếu có),… trước khi nhận giải ngân.
  • Sau khi tìm hiểu kỹ mọi vấn đề, điều khoản trong hợp đồng vay vốn, người vay cần đánh giá chính xác tính phù hợp của hợp đồng với điều kiện, khả năng và nhu cầu tài chính của mình. Từ đó, tránh gặp phải những rủi ro hay bất lợi cho mình khi vay vốn.
  • Sau khi đã đánh giá được tính phù hợp của hợp đồng vay vốn và quyết định vay, người vay cần chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo yêu cầu của bên cho vay để đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng cũng như giúp quy trình vay vốn diễn ra suôn sẻ thuận lợi và tiết kiệm thời gian. Tránh thiếu sót những giấy tờ cơ bản làm mất thời gian của đôi bên. 
  • Trong trường hợp phát hiện ra những điều khoản không rõ ràng hoặc có thể gây bất lợi đối với bản thân, người vay cần từ chối giải ngân trước khi việc giải ngân được hoàn tất. Đặc biệt, không ký kết những hợp đồng tín dụng không an toàn.

Những lưu ý quan trọng trong giải ngân khi vay vốn

Phần kết

Mỗi đơn vị cho vay sẽ có những điều kiện khác nhau đối với khách hàng vay vốn. Do vậy, người vay cần tìm hiểu kỹ quy trình vay vốn, điều kiện và thủ tục giải ngân của từng ngân hàng/tổ chức tín dụng để có quyết định phù hợp nhất với kế hoạch tài chính của mình.

Bài viết với nội dung chính: giải ngân là gì và những thủ tục, lưu ý trong giải ngân khi vay vốn xin được kết thúc tại đây. Mong rằng, những nội dung trên đã giúp quý độc giả có được những thông tin hữu ích cho kế hoạch tài chính của bản thân!

Biên tập: vaysieutoc.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận